Tổng Hợp 6 Công Cụ Check SEO Onpage Phổ Biến Cho SEOer

Công cụ check SEO onpage

Kiểm tra Website chuẩn SEO hay chưa để tối ưu hóa Website lầ công việc vô cùng quan trọng của SEOer. Vì vậy, việc sử dụng những công cụ check SEO onpage sẽ giúp việc kiểm tra và đánh giá website hiệu quả, nhanh chóng hơn.

Dưới đây, là tổng hợp 17 yếu tố SEO Onpage cơ bản và tổng hợp 6 công cụ check SEO onpage phổ biến mà Tổng Kho MMO đã thu thập được. Những công cụ check Seo Onpage này sẽ cho các nhà quản trị website nhận ra được vấn đề gây ảnh hưởng đến chất lượng SEO website của mình.

I. SEO Onpage Là Gì?

Đây là công việc tối ưu hóa Website của bạn, trong đó gồm tất cả các trang con trong Website. Điều này giúp cải thiện vị trí của trang trên công cụ tìm kiếm. Từ đó, website dễ dàng thu hút được nhiều traffic và khách hàng mục tiêu hơn.

Các hạng mục của tối ưu SEO onpage bao gồm: Kỹ thuật SEO website và Content SEO.

SEO Onpage là gì? Công cụ Check SEO Onpage
SEO Onpage là gì?

II. Vai Trò Của SEO Onpage Cho Website

SEO onpage giúp công cụ tìm kiếm hiểu và biết được nội dung trang web của bạn muốn đem đến cho người đọc. Từ đó, đánh giá trang web của bạn có thực sự chất lượng và xứng đáng được xếp hạng vị trí tìm kiếm cao hay không. Nếu website của bạn có được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm, sẽ giúp tăng nhận diện thương hiệu, lưu lượng truy cập website và giảm thiểu đáng kể kinh phí quảng cáo cho doanh nghiệp

Bên cạnh đó, tối ưu SEO onpage còn giúp nâng cao trải nghiệm người dùng trên trang, việc này giúp giữ chân khách hàng trên trang và tạo ra những chuyển đổi mong muốn cho doanh nghiệp như liên hệ, mua hàng, ….

Xem thêm bài viết: TOP 5 Phần Mềm SEO Backlink Miễn Phí Giúp Tối Ưu Traffic

III. Tổng Hợp Danh Sách Checklist SEO Onpage

Vậy tối ưu SEO onpage bao gồm gì ? Dưới đây là tổng hợp những yếu tố SEO onpage cơ bản mà Tổng Kho MMO đã thu thập được:

3.1. Chứng chỉ Http đổi sang Https: Chứng chỉ bảo mật website.

Hiện nay, có 3 loại chứng chỉ bảo mật SSL, bao gồm:

Domain Validation SSL: đây là loại chứng chỉ bảo mật được xác minh bởi người sở hữu tên miền.

Organization Validation SSL: chứng chỉ bảo mật được xác minh dựa trên thông tin doanh nghiệp, loại chứng chỉ này được dùng cho các doanh nghiệp.

Extended Validation SSL: Loại chứng chỉ này giúp hiển thị tên doanh nghiệp trên thanh địa chỉ của trình duyệt, từ đó giúp người dùng dễ dàng nhận diện được thương hiệu và tăng mức độ tin cậy cho doanh nghiệp.

3.2. Khai báo Robot.txt

Việc khai báo robots. txt cho trình thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm biết được rằng URL nào trên website của bạn có thể truy cập

Từ đó giúp chặn các BOT truy cập của Google và têp này dùng để ngăn trình thu thập dữ liệu gửi quá nhiều yêu cầu cho trang web; đây không phải là cơ chế để ẩn một trang web khỏi Google.

Những tham số trong Robot.txt:

User-agent:* Cho phép BOT của Google truy cập toàn website. 

Disallow:/wp-admin/: Hạn chế không cho BOT truy cập thư mục wp-admin của website. 

3.3. Sitemap XML

Sitemap là sơ đồ trang web là danh sách những trang trong website có thể truy cập được. Khai báo Sitemap XML là cách chủ trang web thông báo cho các công cụ tìm kiếm những trang đang tồn tại trên website.

Điều này giúp hỗ trợ BOT có thể thu thập và lập chỉ mục một cách dễ dàng hơn nhờ các đường link URL được liên kết trong SItemap.

3.4. Broken link 404 và redirect 301 và 302

Redirect 301 và 302: Với những trường hợp như URL bị hỏng hay trang web hiện tại của bnaj đang sửa và bạn muốn điều hướng người đọc đến trang web cũ của bạn, …. Vậy trường hợp nào chuyển hướng 301, trường hợp nào chuyển hướng 302 ?

– Chuyển hướng 301 là chuyển hướng vĩnh viễn, khi này bạn muốn báo với công cụ tìm kiếm rằng trang web này đã được chuyển hướng vĩnh viễn đến một trang website khác.

– Chuyển hướng 302 là chuyển hướng tạm thời, khi này bạn muốn báo công cụ tìm kiếm rằng trang web của bạn đang di chuyển tạm thời sang trang web khác và sẽ trở lại trong thời gian gần.

Broken link 404: Đây là phản hồi thông báo cho khách hàng rằng máy chủ không thể tìm thấy trang website mà bạn yêu cầu.

Một số nguyên nhân gây ra lỗi 404 như: URL cũ đã bị chỉnh sửa/thay đổi, liên kết đã bị chủ sở hữu website xóa, ….

Để tối ưu SEO onpage một cách triệt để nhất, thì trang lỗi 404 phải hấp dẫn, thân thiện với người dùng để tạo thiện cảm với khách hàng. Từ đó, giúp giữ chân khách hàng trên trang, tăng thời gian onsite và giảm tỷ lệ thoát trang.

Xem thêm bài viết: Top 10 Phần Mềm SEO Website Miễn Phí và Có Phí Tốt Nhất

3.5. Tối ưu thẻ BUI

Sử dụng thẻ B,U,I giúp nhấn mạnh nội dung bài viết, khiến bài viết đẹp mắt hơn, giúp người đọc dễ nhìn và dễ nắm bắt được những ý chính mà bài viết muốn đem lại.

Những vị trí ta nên để B,U,I là từ khóa, Anchor Text, Internal Link/External Link và những ý nội dung chính của bài viết.

Đây là một kỹ thuật rất đơn giản nhưng góp phần rất lớn vào việc tăng trải nghiệm khách hàng trên trang. 

Tuy nhiên, rất nhiều website không sử dụng kỹ thuật này. Nhưng chúng mình khuyên các bạn nên tối ưu thẻ B,U,I trên website của mình.

3.6. Tối ưu thẻ Heading

Heading là phần quan trọng của bài viết, nó giúp phân tách những phần nội dung, khiến người đọc dễ hiểu hơn.

Thẻ Heading 1 có thể đặt trùng hoặc khác với tiêu đề bài viết và phải chứa keyword chính. Với mỗi trang chỉ nên có một thẻ H1.

Thẻ Heading 2: mỗi bài viết có thể chứa nhiều thẻ H2, tuy nhiên với mỗi bài nên có 2 thẻ H2 trở lên. Và từ khóa chính nên xuất hiện trong một vài thẻ H2, không nên nhét từ khóa vào tất cả các thẻ H2.

Thẻ Heading 3: Thẻ heading 3 giúp hỗ trợ và bổ sung nội dung cho thẻ H2. Thẻ H3 cần chi tiết hơn thẻ H2 và mỗi H2 có thể có một hay nhiều thẻ H3.

3.7. Tối ưu thẻ ảnh

Để phục vụ và tối ưu trải nghiệm người dùng trên trang thì phần hình ảnh cũng vô cùng quan trọng. Dưới đây là những yếu tố cần tối ưu cho ảnh bài viết website:

– Tên hình ảnh phải được đặt theo định dạng: ten-hinh-anh

– Đối với bài viết tối thiểu 1000 từ, cần ít nhất 2 – 4 hình minh họa có caption (chú thích ảnh)

– Đối với bài viết tối thiểu 1500 từ, cần ít nhất 3 – 5 hình minh họa có caption.

– Đối với bài viết tối thiểu 2000 từ, cần ít nhất 4 – 6 hình minh họa có caption.

– Hình ảnh: rõ nét, đuôi jpg, size < 100Kb

– Hình có trọng tâm, đúng chủ đề bài viết, có caption phù hợp.

– Không dùng ảnh của người nổi tiếng.

– Ảnh không được có tên của bất kỳ brand nào. Nếu bắt buộc dùng thì phải xóa brand đó đi.

– ALT (văn bản thay thế) phải chứa keyword liên quan.

3.8. Tối ưu thẻ Title và Meta Description

  • Title:

Tiêu đề bài viết cần ngắn gọn, thu hút, từ khóa chính nằm ở đầu tiêu đề. 

Rõ ràng, dễ hiểu, mô tả được tổng quát chủ đề bài viết và có độ dài từ 55-65 ký tự.

Nên bắt đầu tiêu đề bằng con số, điều này dễ gây sự tò mò cho người đọc. Và theo nghiên cứu được thì với những tiêu đề được bắt đầu bằng số lẻ sẽ dễ khiến người đọc nhấp vào bài viết hơn là con số chẵn.

  • Meta Description:

Meta Description là một phần vô cùng quan trọng. Nó phải mô tả được khái quát bài viết, và kích thích người đọc, từ đó tăng cao khả năng nhấp vào bài viết.

Meta Description cần thỏa mãn những yếu tố dưới đây để phục vụ cho Google Bot:

– Độ dài từ 150 – 155 kí tự. 

– Keyword chính nằm trong 70 ký tự đầu. 

– Keyword chính xuất hiện 1 lần, keyword phụ xuất hiện 1-2 lần.

3.9. Tối ưu Internal link/ External link

Bài viết sẽ hoàn chỉnh khi có Internal link và External link.

Internal link (liên kết trong trang), đây là liên kết từ trang này sang trang khác của cùng 1 website. Internal Link giúp Google thu thập thông tin một cách nhanh chóng, giúp các bài viết có sự liên kết với nhau, tăng trải nghiệm, thời gian trong trang của khách hàng, điều hướng người đọc đến các trang và tạo ra hành động mong muốn.

External Link (liên kết ngoài trang), đây là liên kết từ trang web này sang trang web khác. External Link giúp cho Google hiểu rõ hơn nội dung trang web của bạn muốn truyền tải đến người đọc. Đồng thời, đi External Link cũng giúp trang website của bạn tạo mối quan hệ với những trang website khác.

Đi Internal Link và External Link nên có 3 – 4 internallink về những bài viết có liên quan, 1 – 2 externallink về những website uy tín.

3.10. Tối ưu nội dung

Nội dung là phần quan trọng nhất trong quá trình thực hiện SEO Onpage. Nội dung bài viết cần đáp ứng những yếu tố sau:

Unique >95%. Bài viết phải mới và tuyệt đối cấm COPY sao chép!

Độ dài tối thiểu 800 – 1000 ký tự

Riêng các bài về thông số kỹ thuật, giữ nguyên thông số và có thể chấp nhận Duplicate (trùng lặp) của bài viết sản phẩm khoảng 30% – 50%.

Nội dung bài viết phải phù hợp với tiêu đề.

Đối với các bài viết dạng tin tức, keywords phải có Volume(Lượt tìm kiếm)

Nội dung bài viết phải mới, có tính cập nhật, sáng tạo.

Nội dung phải hữu ích, đáp ứng được insight nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

Để bài viết trở nên hoàn chỉnh nên có 3 – 4 internal link và 1 – 2 external link.

3.11. TOC (Mục lục)

Table Of Content (Mục lục) giúp tóm tắt được nội dung chính trên website, khiến người dùng có thể biết trước được tổng quan nội dung bài viết và có thể đi đến ngay phần nội dung mà họ muốn tìm bằng một cái click chuột.

Mục lục nên được đặt ngay dưới tiêu đề bài viết, từ đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tăng tối ưu trải nghiệm người dùng nhất.

3.12. Website đảm bảo Mobile Friendly

Tối ưu Mobile Friendly cho website giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang, tăng khả năng tương tác của người dùng với trang web của bạn.

Và Mobile Friendly cũng là yếu tố mà Google dùng để đánh giá mức độ thân thiện của trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm trên điện thoại.

3.13. Tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang của website vô cùng quan trọng, bởi nếu trang web load chậm sẽ làm tăng khả năng thoát trang của người dùng, còn nếu trang web có tốc độ tải trang nhanh sẽ giúp đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng, từ đó giúp tăng khả năng chuyển đổi mong muốn cho doanh nghiệp. 

Đây cũng là một trong những yếu tố mà Google dùng để đánh giá thứ hạng trạng website của bạn trên công cụ tìm kiếm.

3.14. Breadcrumbs

Breadcrumbs giúp Google hiểu rõ hơn về cấu trúc và liên kết nội bộ của website. Breadcrumbs thường tập hợp những liên kết có cùng chủ đề. Điều này giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin xoay quanh chủ đề mong muốn thông qua Breadcrumb.

Nó giúp việc tìm kiếm thông tin cùng chủ đề của người dùng trở nên nhanh hơn. Đồng thời cho người dùng biết họ đang ở trang nào và có thể di chuyển đến trang nào trong website.

3.15. Favicon

Đây là biểu tượng icon trên góc tap của trình duyệt. Khi truy cập vào website, người dùng sẽ thấy nó như biểu tượng cho website hay doanh nghiệp của bạn.

Một số lợi ích của favicon đem lại:

– Tăng nhận diện thương hiệu 

– Cải thiện xếp hạng website trên kết quả tìm kiếm.

– Giúp thương hiệu trở nên nổi bật và khác biệt với những website khác.

3.16. Thẻ Canonical

Thẻ Canonical dùng để thông báo URL gốc tránh trùng lặp. Dựa vào thẻ Canonical mà google có thể xác định được nội dung này ở trang nào và từ đó không bị đánh trùng lặp nội dung.

Việc có những thẻ canonical chuẩn sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề “trùng lặp nội dung”. Thẻ này xác định một URL chính, duy nhất mà Canonical hợp nhất các bản sao vào đó. 

Dưới đây là một số trường hợp phải sử dụng thẻ Canonical:

https và http.

www và không có www.

index.php và trang chủ.

Sử dụng phiên bản Di động hoặc AMP.

3.17.Index 

Index (Hay còn gọi là lập chỉ mục) có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện SEO Onpage. Nó giúp thu thập dữ liệu, nội dung trên trang và đây cũng là căn cứ giúp Google đánh giá xếp hạng trang web của bạn.

Đây cũng là cơ sở cho một quy trình SEO an toàn và hiệu quả, nếu đánh giá dữ liệu đạt chuẩn thì quy trình SEO sẽ chất lượng hơn.

IV.  Top 6 Công Cụ Check SEO Onpage Phổ Biến Nhất Năm 2023.

Dưới đây là tổng hợp các công cụ kiểm tra tối ưu Website chuẩn SEO được nhiều SEOer tin tưởng và sử dụng nhất. Tổng Kho MMO sẽ chỉ bạn 6 công cụ sẽ phải sử dụng khi kiểm tra Seo Onpage:

4.1. SEO Quake

SEOquake là một tiện ích mở rộng phổ biến được sử dụng để kiểm tra các yếu tố SEO của một trang web. Nó cung cấp các thông tin hữu ích để đánh giá và phân tích trang web từ góc độ SEO, nó sẽ chỉ ra cho bạn những yếu tố nào cần tối ưu, yếu tố nào cần được cải thiện.

Những yếu tố mà SEOquake sẽ đánh giá như URL, thẻ tiêu đề, thẻ mô tả, hình ảnh, phân tích Internal Link, External Link, ….

SEOquake công cụ Check Seo Onpage
SEOquke

4.2. Screaming Frog

Một công cụ check SEO Onpage không nên bỏ qua đó là Screaming Frog một ứng dụng cài đặt trên máy tính. Nó giúp người dùng kiểm tra URL, Meta Description, Title, Heading của các trang trên Website. 

Screaming Frog công cụ Check Seo Onpage
Screaming Frog

4.3. Serprobot

Đây là công cụ giúp kiểm tra thứ hạng từ khóa Website của bạn. Serprobot giúp bạn kiểm tra vị trí, thứ hạng từ khóa của bạn trên công cụ tìm kiếm Google.

Serprobot công cụ Check Seo Onpage
Serprobot

4.4. Google Analytics

Công cụ check SEO Onpage tiếp theo là Google Analytics. Có thể nói, đây là một công cụ rất phổ biến và hữu ích cho phép bạn theo dõi các số liệu liên quan đến trang web của bạn. Trên các phân tích và đánh giá từ Google Analytic đưa ra sẽ giúp bạn hiểu được hành vi của khách hàng và tối ưu hóa trang web.

Cụ thể, khi sử dụng Google Analytics, bạn sẽ nhận được những thông tin như: có bao nhiêu người truy cập, có bao nhiêu người truy cập được chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng, nguồn lưu lượng truy cập, nội dung nào hấp dẫn nhất, từ khóa nào có lượng truy cập cao nhất,…

Google Analytics công cụ Check Seo Onpage
Google Analytics

4.5. Google Search Console

Công cụ check SEO Onpge tiếp theo, bạn có thể sử dụng công cụ Google Search Console để theo dõi cách Googlebot thu thập dữ liệu trang web của bạn. Google Search Console cung cấp dữ liệu về hiệu suất trang web, số lần hiển thị, số lần nhấp không phải trả tiền trên công cụ tìm kiếm Google.

Google Search Console công cụ Check Seo Onpage
Google Search Console

4.6. Page Speed Insight

Công cụ check SEO Onpage cuối cùng mà Tổng Kho MMO muốn giới thiệu đó là PageSpeed ​​Insights. Đây là một công cụ giúp người dùng báo cáo hiệu suất trang trên thiết bị di động và máy tính để bàn. Ngoài ra, công cụ còn đưa ra các đề xuất giúp trang web được tối ưu hóa và thân thiện hơn với người dùng.

PageSpeed Insight công cụ Check Seo Onpage
PageSpeed Insight

Trên đây là tổng hợp Checklist SEO Onpage và các công cụ Check SEO Onpage mà Tổng Kho MMO đã tổng hợp. Mong rằng thông qua bài viết này sẽ đem lại nhiều giá trị đến cho các bạn.

Hãy tiếp tục theo dõi chúng mình qua Fanpage Tổng Kho MMOWebsite để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích trong lĩnh vực MMO (Make Money Online) nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo